7 kinh nghiệm hữu ích khi chạy quảng cáo GG Adword 2021

Kinh nghiệm chạy quảng cáo GG Adword để đạt hiệu quả một cách tối ưu là thứ mà mình muốn chia sẻ hôm nay.

Bạn có thể tham khảo 7 bước chạy quảng cáo GG Adword hiệu quả để hệ thống từng bước về việc chạy quảng cáo GG.

Với những người mới học, chưa có nhiều kinh nghiệm nên tham khảo bài này của mình để tránh mất quá nhiều tiền cho GG Adword.

Đây là những kinh nghiệm mà mình đã phải đánh đổi không chỉ bằng tiền bạc, công sức mà còn là cả sự kiên trì, nỗ lực của bản thân.

Vậy tại sao bạn lại không tận dụng nó? Miễn phí mà!

1. Chưa dùng đối sánh từ khóa phù hợp khi quảng cáo GG Adwords

Đối sánh từ khóa là mẹo mà chính chủ Google cung cấp cho bạn hoàn toàn miễn phí.

Vậy đối sánh từ khóa là gì?

Mình cũng không có giải thích gì cao siêu hay xa với, mình lấy hẳn ví dụ cho bạn dễ hiểu.

Ví dụ: Mình chạy quảng cáo Google Adwords từ khoá Mua quần tây nam.

Nhưng khi khách hàng gõ chữ Mua quần tây nam giá rẻ thì quảng cáo của mình vẫn xuất hiện.

Bạn thấy có sự khác nhau chút ít giữa từ khoá mình chạy quảng cáotừ khoá mà khách hàng tìm kiếm không ?

Đó gọi là đối sánh từ khoá khi chạy quảng cáo Google Adwords.

3 loại đối sánh từ khoá cơ bản:

  • Đối sánh cụm từ.
  • Đối sánh rộng.
  • Đối sánh chính xác

2. Chưa sử dụng các tiện ích mở rộng khi quảng cáo Google Adwords

Bạn có thể làm mẫu quảng cáo đa dạng hơn đến nhiều khách hàng hơn thay vì làm những mẫu quảng cáo đơn giản bằng cách thêm:

  • Số điện thoại Hotline.
  • Địa chỉ cửa hàng.
  • Đường dẫn đến các bảng báo giá sản phẩm, cảm nhận của khách hàng,…

Ví dụ: Họ có thể click trực tiếp vào mục Áo khoác Da để xem mục đó nếu họ có nhu cầu. Bên dưới có đầy đủ địa chỉ của cửa hàng, click vào địa chỉ sẽ hiển thị đúng địa điểm đó trên Google Maps rất tiện lợi cho khách hàng khi muốn ghé thăm cửa hàng của bạn.

Những tiện ích mở rộng này Google cung cấp cho bạn hoàn toàn không mất tiền. Bạn có thể nhìn thấy khi thiết lập chiến dịch chạy quảng cáo Google Adwords.

Bạn có thể thấy những tiện ích mở rộng quảng cáo mà Google cung cấp cho bạn.

  • Tiện ích mở rộng liên kết trang web: hiển thị các đường link liên quan.
  • Tiện ích mở rộng chú thích.
  • Tiện ích mở rộng cuộc gọi: hiển thị số điện thoại hotline.
  • Tiện ích đoạn nội dung có cấu trúc.
  • Tiện ích mở rộng ứng dụng: hiển thị liên kết tải và cài đặt phần mềm.
  • Tiện ích tin nhắn.
  • Tiện ích quảng cáo: thêm mã giảm giá cho quảng cáo của bạn.
  • Tiện ích giá: hiển thị giá sản phẩm.

Mình chỉ giải thích ra những tiện ích mở rộng mà bạn cần phải sử dụng thôi, chứ không cần phải sử dụng hết vừa tốn thời gian lại phản tác dụng.

3. Trang đích bán hàng chưa được tối ưu tốt

Thường bạn chạy quảng cáo Google Adwords sẽ phải dẫn link của sản phẩm mà bạn muốn bán.

Và những yếu tố trong trang sản phẩm của bạn phải chuẩn SEO. Chưa hết, bạn còn phải quan tâm đến trải nghiệm người dùng như UX – UI, tốc độ tải trang, …

3 yếu tố cơ bản để tối ưu chi phí trang đích khi chạy quảng cáo Google Adwords.: 

  • Trang đích nên có chứng chỉ https:// để tăng độ bảo mật cho website, tạo thiện cảm cho người dùng bấm vào link.
  • Tốc độ tải trang mức vừa phải – nhanh. Bạn có thể dùng các công cụ như Google Pagespeed Insight, Pingdom Tool, GTMextrix để test tốc độ của trang.
  • Trang đích phải liên quan và đúng đến từ khoá đang chạy quảng cáo. Bạn tuyệt đối không nên chạy quảng cáo từ khoá “mua nhà ở quận 9” mà lại trang đích lại nói về “nhà ở quận 12”.

4. Chưa sử dụng Buyer Intent Keyword khi chạy quảng cáo Google Adwords

Buyer Intent Keyword hay còn gọi là từ khoá hành vi mua hàng.

Bạn mới chạy quảng cáo nên  chưa có kinh nghiệm thường thường chạy Google Adwords các từ khoá rất chung chung, không cụ thể.

Nhưng bạn không biết rằng, chính các Buyer Intent Keywords mới mang về khách hàng cho bạn.

Các cụm từ Buyer Intent Keywords thông dụng như sau:

  • Nên mua [tên sản phẩm] ở đâu.
  • Có nên mua [tên sản phẩm] không.
  • [Tên sản phẩm] có lừa đảo không.
  • Mua [tên sản phẩm] tốt nhất giá rẻ.
  • Mã giảm giá [tên sản phẩm].
  • [tên sản phẩm] [vị trí địa lý của khách hàng]: mua nồi cơm điện tphcm…

Đó chính là danh sách của những cụm Buyer Intent Keywords thường dùng và cơ bản, nhưng cực kỳ hiệu quả.

Khi khách hàng họ tìm kiếm những từ khoá Buyer Intent thì nghĩa là họ đã xác định đúng nhu cầu của bản thân, chỉ còn đi tìm người cung cấp sản phẩm đó để mà mua thôi.

Bạn có thể xem số liệu mình lấy từ Google Keyword Planner

Khách hàng họ xác định rất rõ về nhu cầu “nồi cơm điện giá rẻ dưới 200k”, giá thầu Cost Per Click cũng rất dễ chịu dao động từ 400đ – 2.700đ/click thôi.

Bạn có thể ứng dụng Buyer Intent Keywords vào lĩnh vực bạn kinh doanh, mình tin bạn sẽ tìm ra được một kho tàng từ khoá vàng đó.

Bạn có thể thấy công cụ Google Keyword Planner có đánh giá về mức độ cạnh tranh của từ khoá khi chạy quảng cáo Google Ads.

  • Thấp
  • Vừa
  • Cao

Thật sự cách đánh giá này của Google cực kỳ chung chung, không cụ thể bạn đừng tin 100% vào nó mà bị hoảng loạn.

Đừng thấy từ khoá nó ghi độ cạnh tranh Cao thì bạn bị yếu tay và không dùng từ khóa đó. Thật ra trong Digital Marketing này, bạn đều phải bỏ tiền chạy thực tế mới có thể đo lường được kết quả.

Để đánh giá sơ bộ xem từ khoá bạn chuẩn bị chạy có cạnh tranh cao không, bạn cứ lên Google và tìm thử từ khoá đó vào.

Ví dụ như từ khoá mua bếp nướng điện không khói

Vậy là bạn thấy cạnh tranh khá nhiều, cứ chạy quảng cáo trước đi rồi tính sau.

5. Không chạy quảng cáo tiếp thị lại trên Google

Dù chạy quảng cáo Facebook hay Google, bạn cũng không được bỏ qua kênh tiếp thị lại hay còn gọi là Remarketing.

Để chạy quảng cáo Remarketing trên Google, bạn phải sử dụng công cụ Google Display Network (hay còn gọi là Quảng cáo Mạng hiển thị).

Có rất nhiều lý do khách hàng đã truy cập vào xem sản phẩm của bạn nhưng vẫn chưa mua,

Ví dụ:

Cần hỏi lại ý kiến bạn bè người thân.

Họ chưa có sẵn tiền ngay lúc đó.

Họ cần suy nghĩ thêm về sản phẩm dịch vụ của bạn.

… bất kỳ lý do gì họ sẽ bỏ qua sản phẩm của bạn.

Lúc này, bạn không nên bỏ qua những khách hàng tiềm năng nãy, mà phải triển khai Remarketing với họ.

Bạn có thể thấy banner quảng cáo của mình chạy Remarketing trên mạng hiển thị GDN.

6. Mẫu quảng cáo Google Adwords còn quá dài dòng

Bạn có biết thói quen của người dùng Internet là gì không ?

Đó là họ rất LƯỜI, họ ngán khi xem cái gì nó quá dài, quá rối. Họ cảm thấy nó nhiều suy ra tâm lý ngán ngẩm.

Thay vì viết quá dài dòng, bạn hãy viết ngắn gọn, xúc tích, chọn lọc từ khoá đánh đúng vào tâm lý khách hàng.

Như mẫu quảng cáo bên dưới của mình.

Bạn có thể thấy trong mẫu quảng cáo này, mình áp dụng các thủ thuật sau:

  • Mẫu quảng cáo có chứa từ chính xác từ khoá đang chạy quảng cáo.
  • Chương trình khuyến mãi hấp dẫn kèm ngay phía sau để kích thích khách hàng bấm vào
  • Phần mô tả: ngắn gọn, chọn lọc các từ khoá liên quan đến sản phẩm, cách nhau bằng dấu – cho dễ xem

Và sau một quá trình chạy quảng cáo Google Adwords thử nghiệm, mình đã nhận thấy hiệu quả đến từ mẫu quảng cáo ngắn gọn có tỉ lệ nhấp vào cao hơn mẫu quảng cáo dài dòng.

7. Sử dụng từ khoá phủ định quảng cáo Google Adwords

Từ khoá phủ định là dạng từ khoá khi khách hàng gõ tìm kiếm trên Google -> quảng cáo của bạn KHÔNG XUẤT HIỆN.

Bạn lưu ý là quảng cáo không xuất hiện nhe, bởi vậy mới gọi là phủ định.

Từ khoá phủ định giúp cho bạn:

  • Tiết kiệm tối ưu chi phí quảng cáo Google Adwords.
  • Không hiển thị quảng cáo đến những khách hàng không tiềm năng.